CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh

Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD Ngày đăng: 25/05/2023

Giao mùa là khoảng thời gian cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất. Vậy các bệnh đường hô hấp thường gặp khi giao mùa là bệnh nào? Lý do cũng như cách phòng tránh ra sao? Cùng tìm hiểu với HYD qua bài viết sau đây nhé! 

Vì sao khi giao mùa dễ mắc các bệnh về hô hấp? 

Thời điểm giao mùa vẫn luôn được coi là lúc các bệnh về hô hấp xảy ra nhiều nhất, đặc biệt, với các đối tượng có hệ miễn dịch kém như người già và trẻ nhỏ thì tỷ lệ nhiễm bệnh còn cao hơn rất nhiều.

Thậm chí, nếu không điều trị đúng, kịp thời, rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Lý do là do khi giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí sẽ thay đổi đột ngột và thất thường, những người có hệ miễn dịch kém sẽ không thể thích ứng kịp, vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh, mạnh hơn và lan truyền dễ dàng trong các điều kiện này. 

Trong khi đó, hô hấp là hoạt động bắt buộc và cơ bản của con người, khi hít thở, vi khuẩn, virus gây bệnh trong không khí sẽ theo đó xâm nhập qua mũi, họng đầu tiên, từ đó gây ra các bệnh về hô hấp. 

Trẻ em và đối tượng dễ mắc các bệnh đường hô hấp khi giao mùa
Trẻ em và đối tượng dễ mắc các bệnh đường hô hấp khi giao mùa

Ngoài ra, một vài lý do khác cũng được đưa ra để giải thích, vì sao khi giao mùa, chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn, như: 

  • Thời tiết trở lạnh, người dân sẽ đóng cửa để tránh gió lùa, ở trong nhà nhiều hơn, không khí kém lưu thông, vi khuẩn phát triển trong môi trường kín sẽ dễ bị hít vào nhiều hơn 
  • Mùa đông lạnh, đêm dài hơn ngày, ánh mặt trời ít hơn, không có tia cực tím, vi khuẩn cũng sinh sôi nhiều hơn (tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây hại trong không khí)
  • Tâm lý chủ quan về sức khỏe khiến nhiều người ăn mặc không phù hợp với thời tiết, không sử dụng khẩu trang cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp thường gặp khi giao mùa

Xem ngay: Bầu bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các bệnh thường gặp khi giao mùa

Đường hô hấp là bộ phận đầu tiên của cơ thể bị virus xâm nhập, các bệnh lý phổ biến thường thấy khi giao mà là viêm mũi, viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi hay viêm xoang… 

Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh mãn tính dễ tái phát như giãn phế quản, hen suyễn hay tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)... cũng nên chú ý về bệnh có thể diễn tiến nặng hơn trong những thời điểm này.

Các bệnh về đường hô hấp trong thời điểm giao mùa thường được chia thành 2 nhóm là: 

  • Nhóm bệnh về đường hô hấp trên như tai, mũi, họng, hầu, họng, thanh quản… (các bộ phận tính từ cằm trở lên) 
  • Nhóm bệnh về đường hô hấp dưới như phổi, khí quản, phế quản… (các bộ phận tính từ cằm trở xuống)

Phân chia các nhóm bộ phận thuộc đường hô hấp trên và dưới
Phân chia các nhóm bộ phận thuộc đường hô hấp trên và dưới

Nhóm bộ phận thuộc đường hô hấp trên là những bộ phận trực tiếp tiếp xúc và lấy không khí từ bên ngoài vào, làm ấm và lọc một phần bụi bẩn, vi khuẩn trước khi vào phổi.

Trong khi đó nhóm các bộ phận thuộc đường hô hấp dưới lại có tác dụng lọc khí oxy, trao đổi khí trong cơ thể.

Chính vì thế đây là 2 nhóm bộ phận dễ bị tổn thương và thường xuyên bị virus, vi khuẩn tấn công trực tiếp nhất, từ đó dẫn tới các bệnh về đường hô hấp khi giao mùa. 

Một số các bệnh đường hô hấp thường gặp của các nhóm bộ phận này là: 

Bệnh cảm cúm

Là bệnh do cơ thể nhiễm virus cấp tính hô hấp (virus cúm) Influenza virus gây ra và được chia thành 3 loại là “Virus cúm A, B và C”.

Đặc điểm: 

  • Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây truyền cực nhanh và tỷ lệ nhiễm cao
  • Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp, nước bọt hoặc dịch khi hắt hơi, ho…
  • Thường kéo dài từ 3 - 7 ngày và tự khỏi

Biểu hiện:

  • Sốt, đau đầu, đau mỏi người, sổ mũi, đau rát họng, ho
  • Trẻ em hoặc người già có thể xuất hiện thêm triệu chứng tiêu chảy, nôn ói hoặc buồn nôn

Hình ảnh các hốc xoang người bình thường và hốc xoang người bệnh
Hình ảnh các hốc xoang người bình thường và hốc xoang người bệnh

Xem ngay: [Giải đáp] Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Viêm xoang

Viêm xoang có 4 dạng khác nhau là viêm xoang trán, viêm xoang sàng, viêm xoang hàm và viêm xoang bướm. Là một trong những bệnh về đường hô hấp khó chịu, khó chữa và gây ra nhiều bất tiện nhất. 

Đặc điểm:

  • Là bệnh nhiễm trùng do vi trùng hoặc siêu vi trùng gây ra khiến mủ, dịch viêm ứ đọng trong các hốc xoang
  • Bệnh khó phát hiện ở những giai đoạn đầu, chỉ xuất hiện triệu chứng đặc trưng khi trở nặng 
  • Viêm xoang có thể gây ra nhiều bệnh khác như viêm họng, nhiễm trùng hoặc mờ mắt 

Biểu hiện:

  • Đau nhức theo từng vùng bị viêm nhiễm 
  • Chảy dịch qua mũi, xuống họng 
  • Dịch có màu đục, xanh hoặc vàng nhạt, mùi hôi rất khó chịu
  • Thường xuyên tắc mũi hoặc thậm chí mất hẳn khứu giác
  • Đau nhức khó chịu khi hắt hơi
  • Hắt hơi rất nhiều lần

Viêm thanh quản

Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm bệnh gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh ở những người thường xuyên nói to, nói nhiều hoặc trẻ khóc, gào thét quá nhiều. 

Đặc điểm: 

  • Có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi
  • Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác 

Biểu hiện: 

  • Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) 
  • Ho, khóc khàn
  • Hít thở có tiếng rít
  • Các triệu chứng nhiều và nặng hơn về ban đêm 
  • Cảm giác nuốt bị vướng nhẹ
  • Ngứa, rát vùng thanh quản
  • Mất giọng

Đau rát, khàn cổ, mất tiếng… là những triệu chứng dễ thấy của bệnh viêm thanh quản

Đau rát, khàn cổ, mất tiếng… là những triệu chứng dễ thấy của bệnh viêm thanh quản

Xem ngay: Chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không?

Viêm phế quản

Viêm phế quản có 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Cấp tính do virus gây ra và niêm mạc phế quản chưa bị tổn thương.

Còn với mãn tính, nghĩa là bệnh đã trở nặng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Đặc điểm:

  • Bệnh gây ra nhiều triệu chứng 
  • Khi trở thành viêm phế quản mãn tính, triệu chứng sẽ nhiều, nặng hơn và kéo dài có thể tới vài năm
  • Bệnh có thể lây qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc đồ vật mà người bệnh đã sử dụng
  • Khó đáp ứng với khí dung 

Biểu hiện: 

  • Biểu hiện nổi bật nhất là ho nhiều, ho khan, ho có đờm 
  • Sốt nhẹ (hoặc sốt cao) thành từng cơn (cũng có trường hợp sốt kéo dài, hoặc không sốt)
  • Xuất hiện đờm có màu trắng đục, vàng hoặc xanh
  • Hít thở có tiếng khò khè 

Viêm phổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm phổi (do nấm, virus hoặc vi khuẩn). Trẻ em mắc viêm phổi thường khó phát hiện và dễ bị điều trị sai, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Đặc điểm: 

  • Có thể chỉ xuất hiện tại một vài vùng, nặng hơn có thể viêm toàn bộ phổi
  • Các triệu chứng xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu của bệnh
  • Viêm phổi ở trẻ nhỏ rất dễ bị nhầm với cảm sốt thông thường (vô cùng nguy hiểm)
  • Bệnh có thể lây truyền và tỷ lệ nhiễm cao ở trẻ nhỏ

Biểu hiện:

  • Cảm giác tức ngực, hít thở khó khăn
  • Thân nhiệt cao hơn người bình thường (ở người cao tuổi hoặc người có hệ miễn dịch kém thì nhiệt độ có thể sẽ thấp hơn)
  • Mồ hôi tiết ra nhiều hơn 

Hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn và gây ra rất nhiều bất tiện với người bệnh
Hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn và gây ra rất nhiều bất tiện với người bệnh

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn còn được gọi là “hen phế quản”. Bệnh biểu hiện khác nhau tùy vào từng mức độ của người bệnh.

Bệnh gây ra những hạn chế rất lớn, đặc biệt người bệnh khi lo lắng, sợ hãi, căng thẳng hoặc vận động mạnh, nhiều sẽ dễ lên cơn khó thở.

Đặc điểm:

  • Đa số bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản đều không thể chữa khỏi. Tình trạng bệnh chỉ có thể thuyên giảm đi theo thời gian (nhờ điều trị và sự tuân thủ về giữ sức khỏe của bệnh nhân) 
  • Bệnh có thể bị mắc từ tự nhiên (do các tác nhân dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc do sử dụng thuốc) hoặc do di truyền, tâm lý

Bệnh hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm 

Biểu hiện:

  • Thường bộc phát vào ban đêm hoặc khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh 
  • Khó thở mức độ cao, nếu đang nằm phải ngồi dậy mới có thể hít thở được 
  • Tiếng thở rít hoặc âm thanh khò khè lớn có thể nghe được

Xem ngay: Bé bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Các phòng tránh các bệnh đường hô hấp thường gặp

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi giao mùa tuy nhiều và nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự bảo vệ bản thân để phòng tránh bằng cách tuân thủ các lưu ý sau: 

  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm như cổ, ngực, mũi, gan bàn chân
  • Tắm bằng nước nóng
  • Phòng tắm, nơi thay đồ hay phòng ngủ phải kín gió 
  • Lau khô người trước khi mặc quần áo 
  • Bổ sung chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày 
  • Chú ý không ăn, uống đồ quá lạnh 
  • Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe 
  • Đánh răng, súc miệng vào buổi sáng khi ngủ dậy và ban đêm (trước khi ngủ)
  • Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả hoặc vitamin
  • Hạn chế tới những nơi đông người 
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến những nơi công cộng 
  • Sử dụng nước sát khuẩn để rửa tay thường xuyên 
  • Hạn chế tiếp xúc, đứng quá gần người bệnh, có triệu chứng nhiễm bệnh
  • Sử dụng nước muối, tinh chất răng miệng để sát khuẩn mũi, họng hàng ngày 

Người già và trẻ em là những đối tượng có hệ miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh
Người già và trẻ em là những đối tượng có hệ miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh

Cần đặc biệt chú ý về các triệu chứng và tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ và người già, đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém, khó điều trị và dễ điều trị nhầm nếu không phân biệt chính xác các triệu chứng bệnh. 

Với các đối tượng này, nếu cảm thấy tình trạng bệnh trở nặng, các dấu hiệu nhiều, thường xuyên và nghiêm trọng hơn, tốt nhất nên đưa tới các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được khám và chưa bệnh kịp thời.

Tuyệt đối tránh tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà khi không có hướng dẫn, tư vấn của bác sỹ. 

Trên đây, HYD vừa giải thích cho các bạn hiểu vì sao khi giao mùa, chúng ta thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp cũng như giới thiệu và mô tả một số các bệnh đường hô hấp thường gặp khi giao mùa để phòng tránh. 

Xem ngay:

Nguyên nhân sưng lợi răng hàm và cách điều trị hiệu quả 

[Giải đáp] Viêm lợi trùm răng khôn kiêng ăn gì?

Lý do bà bầu bị chảy máu chân răng? Điều trị như thế nào an toàn

Bạn đang xem: Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 0862488160
Liên hệ qua Zalo
Messenger Bản đồ Chỉ đường Youtube
popup

Số lượng:

Tổng tiền: