CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD

Bầu bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD Ngày đăng: 23/05/2023

Thời kỳ mang thai và sau khi sinh em bé là thời điểm nhạy cảm của phụ nữ, ở thời điểm này cơ thể của phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi cả về ngoại hình và sức khỏe. Những thay đổi này có thể khiến các mẹ trở nên lo lắng, chảy máu chân răng là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ hay than phiền. 

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, tình trạng này có thể được cải thiện tốt ngay cả khi bạn đang mang thai, hãy theo dõi bài viết dưới đây của HYD để biết được nguyên nhân và cách điều trị bạn nhé! 

Chảy máu chân răng sau sinh 

Nguyên nhân 

Có rất nhiều nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai như: 

Sự biến đổi của nồng độ nội tiết tố: 

Khi mang thai nồng độ progesterone tăng khiến các vi khuẩn gây viêm nướu dễ dàng phát triển hơn. Đồng thời gia tăng lượng hoocmon cũng làm mô nướu nhạy cảm hơn và gây phản ứng quá mức với mảng bám.

Thay đổi thói quen ăn uống:

Khi mang thai thói quen ăn uống hàng ngày của bạn thay đổi. Nhiều người sẽ cảm thấy thèm ăn những món ăn ngọt và chứa nhiều tinh bột hơn. Đây là môi trường yêu thích của vi khuẩn phát triển trong mảng bám gây viêm nướu. 

Phản ứng muộn với nghén: 

Trong thời kỳ mang thai bạn có các biểu hiện nghén, răng nướu dễ chịu ảnh hưởng bởi các tác động của thai kỳ. Khi ói thường xuyên, răng nướu sẽ phải liên tục chịu môi trường axit có hại. Điều này thật không mấy dễ chịu đối với các mẹ trong những tháng thai kỳ. 

Thay đổi thói quen ăn uống sau sinh 
Thay đổi thói quen ăn uống sau sinh 

Xem ngay: Cạo vôi răng có đau không? Khi nào nên đi cạo vôi răng?

Cách khắc phục hiệu quả, đơn giản

Vệ sinh lưỡi: 

Không chỉ răng của bạn cần được chăm sóc, mà thậm chí lưỡi, nướu, mô miệng khác cũng cần được chải rửa nhẹ nhàng mỗi ngày. Việc duy trì thói quen chải lưỡi sẽ giúp làm giảm bớt mảng bám và lượng vi khuẩn có trong miệng.

Súc miệng với nước muối ấm hoặc nước súc miệng không chứa cồn: 

Thói quen này giúp bạn luôn có được hơi thở thơm tho, tăng cường sự khỏe mạnh của răng miệng. Nước muối ấm có tác dụng làm dịu cơn đau,sưng đỏ của nướu khiến bạn dễ chịu hơn. Đồng thời cũng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, viêm họng. 

Xây dựng chế độ ăn hợp lý: 

Đảm bảo cung cấp đủ các vitamin A, C, K để có được răng nướu khỏe mạnh. Việc quan tâm đến canxi trong mang thai cũng vô cùng quan trọng, giúp bạn có được hệ xương và răng chắc khỏe hơn. Đồng thời bạn nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột. 

Khi mang thai bạn được khuyến khích ăn nhiều đồ ăn để tốt cho mẹ và bé, tuy nhiên việc vội vã nạp quá nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao sẽ đem lại những nguy cơ xấu và các biến đổi về sức khỏe răng miệng.

Vệ sinh lưỡi thường xuyên

Vệ sinh lưỡi thường xuyên 

Xem ngay: Sau khi tẩy trắng răng bị ê buốt, phải làm sao?

Bầu bị chảy máu chân răng 

Nguyên nhân

Khi mang thai cơ thể của phụ nữ có nhiều sự thay đổi nhất là về sức khỏe, chảy máu chân răng là một trong những thay đổi đáng chú ý, các nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng như:
+ Thay đổi lượng canxi: 
Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai cao gấp nhiều lần so với người bình thường do phần lớn được chuyển sang cho bào thai trong quá trình hình thành hệ xương dẫn đến mẹ bị thiếu hụt canxi, gây ảnh hưởng đến xương và khiến răng xốp hơn dễ chảy máu. 
+ Thay đổi nội tiết tố: 
Estrogen và Progesterone là 2 hormone thay đổi nhiều nhất trong thai kỳ, dẫn đến lưu lượng máu tới nướu tăng mạnh, gây chảy máu chân răng nhiều hơn. 
+ Các bệnh lý về răng miệng:
 Viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…là một số bệnh lý răng miệng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Triệu chứng chảy máu chân răng là dấu hiệu sớm để cảnh báo cho các bệnh lý này. 

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố

Cách chữa 

+ Dùng nước súc miệng
Ngoài việc đánh răng 2 lần/ngày, dùng nước súc miệng sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, từ đó hạn chế vấn đề về răng miệng và chảy máu chân răng.
+ Làm sạch vôi răng 
Mặc dù chải răng hàng ngày cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn ở những vị trí các kẽ răng. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày hoặc định kỳ lấy cao răng ít nhất 6 tháng/lần sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên răng. 

Súc miệng, làm sạch răng 

Xem ngay: Ê buốt răng hàm trên là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị thế nào?

Chữa chảy máu chân răng khi có bầu bằng tinh chất răng miệng GITUS

Với thành phần chiết xuất 100% từ thảo mộc thiên nhiên, tinh chất răng miệng GITUS có độ lành tính cao, an toàn khi  sử dụng và có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng đặc biệt là chảy máu chân răng.

Chữa chảy máu chân răng khi có bầu bằng tinh chất răng miệng GITUS
 

Bài viết này HYD đã giúp bạn giải đáp chi tiết cho câu hỏi thắc mắc về nguyên nhân và cách khắc phục bầu bị chảy máu chân răng. Tuy chảy máu chân răng không phải tình trạng hiếm xảy ra ở phụ nữ trong thời kì mang thai, nhưng chúng ta không nên chủ quan chủ quan trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh để có sức khỏe rang miệng tốt hơn cho mẹ nhé!

Xem ngay: [Review] 6 nhãn hiệu nước súc miệng trị hôi miệng tốt nhất

Bạn đang xem: Bầu bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 0862488160
Liên hệ qua Zalo
Messenger Bản đồ Chỉ đường Youtube
popup

Số lượng:

Tổng tiền: