-
- Tổng tiền thanh toán:
Lý do bà bầu bị chảy máu chân răng? Điều trị như thế nào an toàn, hiệu quả
Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD Ngày đăng: 31/03/2023
Khi mang bầu bị chảy máu chân răng là chuyện bình thường, nhưng nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Cùng HYD tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai nhé!
Lý do mẹ bầu bị chảy máu chân răng
Theo các nghiên cứu đánh giá, có 2 nguyên nhân chính khiến phụ nữ có bầu bị chảy máu chân răng, đó là do:
Sự thay đổi trong cơ thể
Khi mang bầu, người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi cả về cơ thể lẫn tâm sinh lý. Trong đó, các vấn đề sau sẽ là những nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai:
Có bầu chảy máu chân răng không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời
Xem ngay: Dấu hiệu khi bà bầu bị tụt lợi và cách phòng ngừa
Thay đổi về hormone
Thông thường, khi mang thai tới tháng thứ 2, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể người mẹ sẽ tăng nhanh hơn bình thường, khiến lưu lượng máu lưu chuyển tới răng, lợi gia tăng.
Điều này sẽ khiến lợi dễ bị tổn thương, các tình trạng viêm, sưng lợi sẽ dễ tiến triển nặng hơn, cảm thấy đau nhẹ, nhức răng và thậm chí là chảy máu chân răng.
TÌnh trạng này sẽ trở nên nặng hơn vào khoảng tháng thứ 6 - 8 của thai kỳ và giảm dần ở tháng cuối.
Thay đổi lượng Canxi
Do khi mang bầu, cơ thể người mẹ sẽ đồng thời cung cấp dưỡng chất cho con, trong đó có cả Canxi.
Nếu không bổ sung đủ, cơ thể mẹ sẽ bị mất Canxi (mất xương) khiến răng xốp hơn, mô răng dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng và làm bà bầu bị chảy máu chân răng.
Chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai, các bà bầu thường bị thay đổi khẩu vị, thèm và ăn nhiều hơn những món ăn có vị chua, chát, ngọt… Lúc này dưỡng chất trong cơ thể mất cân bằng, thiếu hụt vitamin, răng, lợi không được bảo vệ nên dễ bị tấn công.
Ăn nhiều đường và tinh bột làm tăng nguy cơ sâu răng và hình thành mảng bám cũng là nguyên nhân khiến khi có bầu chảy máu chân răng.
“Nghén đồ ngọt” là nguyên nhân chính gây sâu răng và có bầu bị chảy máu chân răng
Xem ngay: Nguyên nhân sâu răng và các triệu chứng thường gặp
Do các bệnh lý về răng miệng
Ngoài những vấn đề do thay đổi trong cơ thể vừa kể trên thì phần nhiều lý do khác là do các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức người, chân tay, vận động bị hạn chế nên ngay cả việc vệ sinh răng miệng cũng đôi khi bị quên đi.
Lý do này khiến các bệnh về răng lợi dễ xảy ra, xảy ra nhiều và tình trạng tiến triển nặng nhanh hơn. Có thể kể tới như:
Viêm nướu (Viêm lợi)
Đây là căn bệnh chiếm tới hơn 60% tỷ lệ khiến bà bầu bị chảy máu chân răng. Bệnh này thường bắt đầu dễ bị khi người phụ nữ mang bầu tới tháng thứ 2, 3 và nặng nhất ở khoảng tháng thứ 6 - 8.
Nguyên nhân là do nội tiết tố cơ thể thay đổi, dẫn tới hệ vi khuẩn cũng thay đổi theo, viêm lợi khiến mẹ bầu bị chảy máu chân răng ngay cả khi ăn, rít kẽ răng hay đánh răng nhẹ.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là giai đoạn nặng hơn của viêm lợi, lúc này các mô lợi bị phá hủy, khiến tình trạng chảy máu chân răng nghiêm trọng hơn, lợi tụt gây hở cổ chân răng, dẫn đến tình trạng răng ê buốt khi ăn, thậm chí là răng bị lung lay, rụng răng.
U nhú, sưng, viêm lợi… khiến mẹ bầu bị chảy máu chân răng
U nhú thai nghén
Đây là tình trạng thường gặp ở tháng mang bầu thứ 3, mặc dù tỷ lệ này khá thấp (dưới 10%), nhưng những u nhú này thường xuất hiện ở lợi hoặc các vị trí khác trong khoang miệng, khiến miệng lở loét, cản trở việc ăn uống, đồng thời khiến bà bầu bị chảy máu chân răng.
Sâu răng
Các thống kê cho thấy, có tới 25% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị sâu răng. Khi mang bầu, vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị.
Vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào tủy, phá hủy các mô răng bên cạnh, tạo thành ổ mủ, áp-xe hoặc thậm chí viêm mô tế bào mặt.
Sâu răng khiến việc ăn uống trở nên bất tiện, thức sẽ khó bị làm sạch, mảng bám nhiều hơn và gây viêm lợi, mẹ bầu bị chảy máu chân răng.
Xem ngay: Nguyên nhân gây ra hôi miệng và giải pháp khắc phục
Mòn răng
Khi cơ thể thiếu hụt Canxi, đồng thời acid trong cơ thể tiết ra (khi nôn) nhiều hơn có thể làm mòn men răng, dễ gây ra viêm lợi khiến lợi dễ tổn thương hơn.
Bà bầu cũng có thể đi khám và điều trị răng nếu bắt buộc
Cách điều trị chảy máu chân răng khi mang thai
Cách điều trị tốt nhất là phòng ngừa ngay từ đầu, luôn giữ vệ sinh răng miệng, luyện tập thói quen đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và các loại tinh chất răng miệng, nước súc miệng sau khi ăn.
Ngoài ra, cũng nên cân bằng chế độ ăn và bổ sung đủ các loại vitamin cho cơ thể. Với các trường hợp đang có bầu chảy máu chân răng, các bạn có thể áp dụng một số cách như:
- Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng (nếu bạn không bị buồn nôn khi đánh răng)
- Sử dụng tỏi, gừng, trà xanh, lô hội hay lá ổi… để nhai, thái lát mỏng và chà nhẹ lên phần răng, lợi bị tổn thương
- Ngậm rượu cau hoặc nước lá lốt cũng có tác dụng giảm đau, sưng viêm và điều trị khi có bầu bị chảy máu chân răng
- Trong một số trường hợp nặng hơn, bạn có thể cần đi khám để sử dụng kháng sinh hoặc được tư vấn và đưa ra cách điều trị tốt nhất
Ngoài ra, sử dụng các loại nước muối sinh lý, nước súc miệng hay tinh chất răng miệng, không chỉ có tác dụng sát khuẩn, làm sạch răng miệng mà còn hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng cực kỳ hiệu quả.
Tinh chất răng miệng Gitus với các thành phần thiên nhiên, ngăn ngừa chảy máu chân răng khi mang thai
Có bầu bị chảy máu chân răng không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan và không kịp thời điều trị, dễ gây ra các biến chứng khó lường. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn thêm những thông tin hữu ích.
Xem ngay:
Cách chữa lỗ sâu răng tại nhà hiệu quả và đơn giản
Top 5+ loại thuốc trị hôi miệng tốt nhất hiện nay