-
- Tổng tiền thanh toán:
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt
Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD Ngày đăng: 25/05/2023
Bọc răng sứ mặc dù mang lại cho chúng ta một hàm răng vừa đều, vừa đẹp lại có tính thẩm mỹ cao, nhưng không ít người gặp tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ. Hôm nay, hãy cùng HYD tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt nhé!
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay.
Hiểu đơn giản, các nha sỹ sẽ tiến hành mài đi những chiếc răng thật tới một hình dáng và tỷ lệ nhất định. Sau đó sẽ dựa trên khuôn đo trực tiếp từ miệng và hàm răng của khách hàng để tạo ra những mão răng sứ tương ứng.
Những mão răng này sẽ khít vào nhau và ôm sát phần lợi, tạo thành một hàm răng hoàn chỉnh. Đặc biệt, những mão răng này có hình dáng, màu sắc và công dụng hoàn toàn giống với những chiếc răng thật.
Răng sứ trên thị trường hiện nay có nhiều loại khác nhau, từ bình thường (răng sứ kim loại, răng sứ 100%) cho tới các loại cao cấp hơn như răng sứ Lava Plus, Ceramil Zolid hay Cercon…
Răng được mài bớt trước khi bọc sứ
Xem ngay: Uống nước lạnh bị đau họng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Lợi ích khi bọc răng sứ
Lợi ích lớn nhất khi bọc răng sứ là chúng ta sẽ có một hàm răng hoàn chỉnh và có tính thẩm mỹ cao. Nhưng ngoài việc làm đẹp ra, răng sứ cũng là lựa chọn của nhiều người có các tật, mắc các bệnh răng miệng, như:
- Răng quá thưa, không khít
- Răng mọc không đồng đều, lệch
- Răng sâu, chết tủy
- Răng bị ố, xỉn màu nghiêm trọng
- Răng bị vỡ, gãy một nửa, mất (thiếu) răng
- Người có hàm răng hô (vẩu) hoặc móm nhẹ
- Răng mòn
- 2 hàm răng không kín khít
Những lợi ích khi bọc răng sứ có thể kể tới như:
- Tính thẩm mỹ hoàn hảo, giúp tự tin giao tiếp
- Khả năng nhai, cắn tốt hơn. Trái với nhiều người suy nghĩ, răng sứ có khả năng chịu lực cực tốt, tốt hơn nhiều so với răng tự nhiên. Vì thế, sau khi bọc răng sứ, khả năng nhai, cắn nuốt đồ ăn sẽ được cải thiện đáng kể
- Tuổi thọ cao. Răng sứ có thể sử dụng tới vài chục năm nếu được chăm sóc tốt và đúng cách
- Khắc phục hiệu quả các bệnh, tật về răng
Bọc răng sứ giúp hàng răng trắng đều, có tính thẩm mỹ cao
Xem ngay: Những cách để có hơi thở thơm tho giúp tự tin giao tiếp
Nguyên nhân khiến bọc răng sứ xong bị ê buốt
Thông thường, tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc 1 tuần, sau đó sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này hoặc thậm chí tình trạng ê buốt kéo dài hơn, thì có thể là do những nguyên nhân chính sau đây:
Keo nha khoa bị lỏng hoặc kém chất lượng
Keo nha khoa là chất liên kết, giúp giữ cố định mão răng tại vị trí trùng với răng thật. Tuy nhiên, nếu keo dán kém chất lượng, hoặc keo dán lỏng, dán lệch sẽ làm kích ứng phần lợi, hoặc chân răng, khiến cảm giác ê buốt kéo dài.
Mài răng quá nhiều
Để lắp được mão răng sứ, răng thật cần được mài bớt, nhưng chỉ với một mức độ nhất định. Nếu mài quá nhiều sẽ khiến ngà răng nhạy cảm bên trong lộ ra và bị ê buốt khi ăn uống.
Mài răng quá nhiều khiến răng ê buốt sau khi bọc sứ
Lợi chưa kịp thích ứng
Thường trong vài ngày đầu khi bọc răng sứ, lợi sẽ chưa kịp thích ứng với mão sứ, nên sẽ xảy ra tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt.
Chưa điều trị hết tủy
Không phải ai cũng có hàm răng khỏe mạnh 100%. Với những người bị sâu răng, viêm răng lợi nếu không điều trị dứt điểm trước khi lắp răng sứ, vi khuẩn bên trong vẫn sẽ tiếp tục phát triển và tấn công, khiến răng ê buốt hơn.
Răng sứ kém chất lượng
Nếu sử dụng nhầm răng sứ kém chất lượng, không rõ xuất xứ, độ tương thích với lợi sẽ giảm đi hoặc thậm chí không thể bảo vệ răng thật bên trong, mỗi lần ăn uống nóng lạnh đều sẽ bị cảm giác ê buốt rất khó chịu.
Chất lượng cơ sở nha khoa và nha sỹ
Đây là vấn đề rất quan trọng mà bạn cần lưu ý, chỉ nên tin chọn các cơ sở có uy tín, kinh nghiệm để bọc răng sứ. Với các cơ sở chui, kém chất lượng, máy móc cũ kỹ, nha sỹ trình độ kém sẽ chỉ khiến bạn “tiền mất tật mang”.
Xem ngay: Ăn tỏi hôi miệng phải làm sao? Thử ngay cách này nhé!
Sai khớp cắn
Nếu mão răng lắp lệch và không khớp vị trí sẽ khiến lực nhai, cắn dồn lên răng sứ và tạo ra áp lực trực tiếp với chân răng thật, khiến răng bị ê buốt khi ăn.
Tinh chất răng miệng Gitus giúp làm giảm tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt
Sau khi bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt, cần ghi nhớ thực hiện và lưu ý các vấn đề sau đây:
- Luôn vệ sinh răng miệng và làm đúng cách
- Sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng, tinh chất răng miệng để làm sạch khoang miệng, đồng thời giúp giảm tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ
- Hạn chế tối đa các đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường hoặc acid
- Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm để giảm bớt khó chịu
- Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng với lực vừa đủ
- Không lạm dụng răng sứ để nhai, cắn các vật quá cứng
- Không nghiến răng, cắn, nhai quá mạnh hoặc cắn móng tay
- Không sử dụng các đồ ăn, uống quá nóng, quá lạnh khi răng đang ê buốt
- Sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn tới việc bọc răng sứ bị ê buốt cũng như một vài lưu ý để giúp xử lý tình trạng này. Tuy nhiên, nếu sau khi bọc răng sứ bị ê buốt kéo dài hoặc tình trạng không giảm, các bạn nên tới các cơ sở nha khoa để được kiểm tra lại và điều trị kịp thời.
Xem ngay:
Cách chữa lỗ sâu răng tại nhà hiệu quả và đơn giản
Top 5+ loại thuốc trị hôi miệng tốt nhất hiện nay