-
- Tổng tiền thanh toán:
Dấu hiệu khi bà bầu bị tụt lợi và cách phòng ngừa
Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD Ngày đăng: 21/02/2023
Trong thai kỳ, việc bà bầu bị tụt lợi do các yếu tố nội tiết thay đổi rất hay xảy ra. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể kéo dài và gây ra các biến chứng răng miệng nặng cho các mẹ về sau. Vậy làm thế nào để sớm phát hiện ra bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả cho vấn đề này là gì? Hãy cùng HYD tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về tình trạng bà bầu bị tụt lợi trong thai kỳ
Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến vi khuẩn dễ tấn công răng nướu
Các mẹ bầu trong thai kỳ thường có khả năng bị bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là tụt lợi nhiều hơn lúc bình thường. Bởi khi mang thai, người phụ nữ sẽ “nhạy cảm” hơn do cơ thể có sự thay đổi hooc môn, nội tiết tố. Điều này khiến lượng máu dẫn đến mô lợi nhiều và làm vị trí đó trở nên dễ bị kích thích và viêm sưng hơn.
Hơn nữa, sự thay đổi bất thường từ bên trong cũng khiến hệ miễn dịch chậm chạp và tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng, khuẩn tấn công vào khoang miệng gây tụt lợi.
Xem ngay: Bí quyết chăm sóc răng miệng văn phòng cho dân công sở
Các dấu hiệu nhận biết khi bà bầu bị tụt lợi là gì?
Bà bầu bị tụt lợi dễ thể hiện qua các triệu chứng rõ ràng như việc sưng viêm chân răng, nướu bị đỏ tấy, xô lợi để lộ khoảng trống chân răng. Ngoài ra bệnh lý này còn kéo theo cả những vấn đề như hôi miệng, ngứa rát lợi, đau đớn khi nhai thức ăn. Thông thường các khi bà bầu bị tụt lợi thường sẽ tiến triển theo 2 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn 1
Nướu bị viêm sưng trước là dấu hiệu trước khi tụt lợi
Ở giai đoạn phát triển đầu tiên này, thường các dấu hiệu thể hiện khá nhẹ nhàng như sưng phồng lợi, chảy máu chân răng. Bạn có thể để ý những lúc dùng tăm xỉa răng, đánh răng thì gốc răng dễ bị tuôn ra tia tơ máu nhỏ để phát hiện ra bệnh.
Ngoài những tín hiệu trên thì hầu như nó ít khi biểu hiện thêm các tổn thương hay bất thường nào khác.
Giai đoạn 2
Nếu ngay từ giai đoạn 1, bà bầu bị tụt lợi không nhận biết và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn 2 với các triệu chứng nặng hơn. Khi đó, tình trạng nhiễm trùng, viêm sưng lợi đã khá nghiêm trọng cũng như phần xương hàm, nướu xô lộ rõ ra sau. Nó tạo thành các lỗ hổng rõ ràng bên cạnh gốc răng. Đây trở thành địa điểm vô cùng lý tưởng để tích tụ thức ăn, chất bẩn để các vi khuẩn, vi trùng phát triển gây hại cho răng miệng.
Bà bầu dễ mắc các bệnh lý về răng miệng
Đồng thời, chứng bệnh này cũng khiến lợi sưng lâu ngày và làm vấn đề đau nhức răng miệng gia tăng, má sưng nhạy cảm. Hơn nữa chúng còn kéo theo tình trạng miệng xuất hiện mùi hôi cực khó chịu. Thai phụ có thể thấy rõ hình ảnh lợi bị tụt xuống gây yếu gốc răng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Kinh khủng hơn là bà bầu bị tụt lợi có thể dễ rụng răng sau này do mất điểm tựa và răng không có chỗ bám.
Xem ngay: Nguyên nhân gây ra hôi miệng và giải pháp khắc phục
Cách phòng tránh tình trạng tụt lợi cho bà bầu hiệu quả
Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bà bầu bị tụt lợi, thai phụ nên thực hiện việc bảo vệ sức khỏe và chăm sóc răng miệng chu đáo, tốt hơn. Dưới đây là một số phương pháp khá hiệu quả để giúp bạn tránh được việc bị tụt nướu răng khi mang thai:
Chăm sóc răng miệng đúng cách và hiệu quả
Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên là yếu tố quan trọng để giúp đẩy lùi các vấn đề tụt lợi. Mẹ bầu có thể áp dụng những cách chăm sóc răng miệng tốt và sạch sẽ sau:
-
Đánh răng đủ 2 lần / ngày vào mỗi buổi sáng thức dậy và tối trước khi ngủ.
-
Chọn chất liệu bàn chải tốt để không làm tổn thương đến răng lợi khi đánh.
-
Ưu tiên lựa các loại kem đánh răng có chứa fluoride để tăng cường sức đề kháng cho răng miệng.
-
Tránh dùng dị vật khều thức ăn ra khỏi kẽ răng mà nên lấy chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, vụn thức ăn trong răng miệng.
-
Sử dụng các dung dịch, tinh chất răng miệng có khả năng làm sạch răng miệng, có chất kháng viêm để tránh các vết nhiễm trùng nướu phát triển thành tụt lợi.
Chăm sóc răng đúng cách giúp hạn chế tụt lợi
Thực hiện chế độ ăn uống tốt, lành mạnh
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là hoa quả, rau xanh sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng nướu và hạn chế được nguy cơ bị tụt lợi. Ngoài ra, thai phụ còn có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc, sữa chua và các thức ăn giàu acid lactic để răng miệng mạnh khỏe hơn. Đồng thời, những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, kẹo,... cũng nên ít nạp vào cơ thể.
Xem ngay: Nguyên nhân sâu răng và các triệu chứng thường gặp
Tinh chất răng miệng GITUS giúp ngăn ngừa và đẩy lùi tụt lợi cho bà bầu hiệu quả
Bạn có thể dùng tinh chất GITUS vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị cho các vấn đề về tụt lợi. Sản phẩm có công dụng cực tốt trong thuyên giảm các biểu hiện viêm lợi và diệt khuẩn cho răng miệng. GITUS còn được làm hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi.
Thành phần tự nhiên không gây hại cho mẹ bầu
Khách hàng có thể đặt mua cũng như trải nghiệm sản phẩm chất lượng này khi liên hệ với chúng tôi qua hotline 0862488160 ngay nhé!
Xem ngay:
Cách trị chảy máu chân răng an toàn, hiểu quả nhất
Viêm lợi trùm là gì? Viêm lợi trùm có tự khỏi được không?
Viêm lợi trùm là gì? Cách chữa viêm lợi trùm răng khôn tại nhà an toàn