-
- Tổng tiền thanh toán:
Trẻ bị hôi miệng: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả, an toàn nhất
Bạn cho rằng chỉ người lớn mới bị hôi miệng? KHÔNG. Hôi miệng có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân nào gây hôi miệng ở trẻ em? Có cách nào giúp bé bị hôi miệng chữa khỏi hiệu quả không?
Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD Ngày đăng: 22/07/2022
Trên thực tế, hôi miệng xuất phát từ bệnh lý hoặc do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Với trẻ nhỏ, việc vệ sinh răng miệng càng gặp nhiều khó khăn vì chúng chưa nắm được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chính vì thế mà có không ít trẻ bị hôi miệng. Cha mẹ của các bé bị hôi miệng cần quan tâm và tìm ra những giải pháp phù hợp để giúp con trẻ điều trị hôi miệng sớm nhất có thể.
Trẻ bị hôi miệng do đâu?
Để điều trị hôi miệng ở trẻ em, trước hết cần phải tìm ra nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng sai
Nguyên nhân phổ biến làm trẻ bị hôi miệng là do chúng chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cũng như vệ sinh răng chưa sạch. Điều này khiến cho các mảng thức ăn thừa vẫn bám lại ở khoang miệng, khe răng và sau 1 thời gian vi khuẩn sẽ phát triển và gây mùi hôi khó chịu.
Hơn nữa, nhiều trẻ nhỏ rất lười đánh răng hàng ngày nên việc bé bị hôi miệng là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, có nhiều em bé rất cứng đầu làm cho bố mẹ của chúng gặp nhiều khó khăn khi hướng dẫn và tập cho các bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Tìm hiểu thêm : Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Khô miệng
Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng ở trẻ em. Nhất là khi bé bị nghẹt mũi, khó thở hoặc có thói quen thở bằng miệng thường xuyên khiến không khí lưu thông nhiều làm khô miệng. Từ đó vi khuẩn sinh sôi, phát triển nên hơi thở của bé nặng mùi.
Nhiều em bé không uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày nên lượng nước bọt không đủ, làm khô miệng. Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch và làm ẩm khoang miệng.
Đặc biệt, hãy giúp bé có thói quen thở hoàn toàn bằng mũi, hạn chế tối đa việc thở bằng miệng để miệng bớt bị khô.
Tìm hiểu thêm : Chữa hôi miệng với lá trầu không
Thức ăn có mùi
Việc ăn quá nhiều thức ăn có mùi nặng mà không biết cách vệ sinh răng miệng đúng sẽ làm cho bé bị hôi miệng. Một số loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, phô mai, các loại gia vị.
Bệnh lý về răng miệng
Những em bé bị sâu răng, áp xe răng, viêm lợi, cao răng tích tụ quá nhiều cũng gây tình trạng hôi miệng ở trẻ em. Để biết được trẻ nhà mình có bị bệnh lý nha khoa như vậy hay không thì bố mẹ hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng răng miệng của con để phát hiện và xử lý kịp thời.
Dị vật
Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em nghe có vẻ khá vô lý nhưng chúng hoàn toàn có cơ sở. Nhiều bạn chắc chắn sẽ thắc mắc dị vật ảnh hưởng gì đến việc bị hôi miệng? Câu trả lời là những dị vật nhỏ nhỏ như hạt đậu hay đồ chơi khi bị mắc ở mũi sẽ gây niêm mạc mũi và viêm nhiễm làm cho hơi thở của bé có mùi khó chịu.Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.
Tìm hiểu thêm : Chữa hôi miệng bằng mật ong
Khác
Một số nguyên nhân khác có thể gây hôi miệng ở trẻ em như thuốc lá thụ động, các bệnh lý ảnh hưởng đến hơi thở như viêm xoang, trào ngược dạ dày, dị ứng, viêm amidan hay viêm nướu.
Những cách khắc phục tình trạng hôi miệng ở trẻ
Bé bị hôi miệng thì các bậc cha mẹ cần áp dụng những cách khắc phục sớm để giải quyết triệt để tình trạng hôi miệng ở trẻ em, giúp các bé thoải mái vận động, vui chơi với các bạn mà không thấy bị ngại ngùng, tự ti.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
- Bạn hãy hướng dẫn và chỉ cho bé cách làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn và giúp bé biết được tầm quan trọng của việc làm sạch răng miệng.
- Chọn cho con bàn chải đánh răng và kem đánh răng mà con yêu thích, tạo thói quen và hứng thú đánh răng cho bé.
- Với những trẻ sơ sinh, bố mẹ vệ sinh rơ lưỡi bằng dụng cụ chuyên dùng, làm đúng cách để tránh gây tổn thương cho bé. Thêm vào đó, khử trùng và làm sạch núm vú giả thường xuyên trước khi đưa cho bé sử dụng.
- Thường xuyên súc miệng, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ được cặn thức ăn bám ở kẽ răng mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được.
- Hãy thay bàn chải đánh răng cho con 3 tháng 1 lần.
Tìm hiểu thêm : Thuốc chữa sâu răng tốt nhất hiện nay
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước rất quan trọng với cơ thể, giúp bé không bị khô miệng và tăng sản xuất nước bọt, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn có hại gây mùi trong khoang miệng bé.
Khám nha khoa định kỳ
Thi thoảng bạn nên cho em bé đến gặp nha sĩ để theo dõi tình trạng răng miệng của con.
Ngăn ngừa hôi miệng ở trẻ như thế nào?
Để ngăn ngừa hôi miệng ở trẻ em, bạn cần thực hiện như sau:
- Đánh răng mỗi ngày ít nhất là 2 lần, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Sử dụng chỉ nha khoa đối với những bé lớn lớn, có khả năng nhận thức và sử dụng được chỉ nha khoa. Khuyến cáo nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.
- Chải lưỡi sau mỗi lần chải răng. Rất nhiều bé, thậm chí là cả người lớn bỏ qua bước chải lưỡi. Các bạn nên biết lưỡi của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn nên chải lưỡi sẽ giúp giảm mùi hôi đáng kể.
- Luôn giữ cho miệng bé đủ độ ẩm, hạn chế tối đa tình trạng bị khô miệng. Chú ý, không nên cho bé uống nhiều nước ngọt vì đây là nguyên nhân khiến tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn. Với những em bé bị khô miệng mãn tính, bạn hãy cho con tới gặp nha sĩ để thăm khám là lấy đơn thuốc chế phẩm nước bọt nhân tạo hoặc thuốc giúp kích thích tuyến nước bọt.
- Chế độ ăn cho trẻ cần đảm bảo, hạn chế các thực phẩm có nhiều đường vì chúng có liên quan đến chứng hôi miệng.
Tìm hiểu thêm : Chữa hôi miệng từ bên trong
Lưu ý khi trẻ bị hôi miệng
Khi trẻ bị hôi miệng, nhiều cha mẹ cho bé sử dụng nước súc miệng để thay thế cho việc làm vệ sinh răng miệng bằng bàn chải. Tuy nhiên, điều này là không nên vì việc súc miệng không thể loại bỏ được hết thức ăn thừa hay chất bẩn trong răng miệng được mà chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ khử mùi hôi miệng.
Hơn nữa, nhiều em bé còn nhỏ sẽ không biết cách súc miệng và khạc nhổ đúng, vô tình dễ nuốt nước súc miệng. Và nước súc miệng có thành phần chính là cồn, nước và chất tạo mùi nên khả năng làm sạch hiệu quả là thấp. Do vậy, nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách mà lạm dụng việc dùng nước súc miệng, lâu dần có thể khiến tình trạng hôi miệng ở trẻ em nặng hơn và gây khô miệng.
Tìm hiểu thêm : Trị hôi miệng lâu năm tại nhà
Tinh chất GITUS – Chữa hôi miệng cho trẻ không còn là nỗi lo
Như vậy, các bạn cần thường xuyên quan sát và chăm sóc bé yêu nhà mình thật cẩn thận để giúp con không bị hôi miệng. Cố gắng áp dụng những giải pháp chăm sóc răng miệng như trên để hạn chế tối đa tình trạng hôi miệng ở trẻ em, giúp các bé luôn tự tin và thoải mái.
Bạn có thể sử dụng thêm tinh chất răng miệng GITUS vào chu trình chăm sóc răng miệng hàng ngày cho con. Chữa hôi miệng ở trẻ em đã không còn là nỗi lo với cha mẹ vì đã có GITUS hỗ trợ. Tinh chất GITUS là giải pháp hỗ trợ làm sạch răng miệng an toàn, hiệu quả.
Bạn hoàn toàn có thể tin dùng GITUS cho bé vì sản phẩm có chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên như lá trầu không, cây tràm, lá bạc hà và hương nhu, quế, xạ hương. Sản phẩm đã được chứng nhận kiểm định an toàn cho sức khỏe người dùng và cả các bé (từ 6 tuổi trở lên). Các chuyên gia khuyên dùng tinh chất GITUS kết hợp cùng các biện pháp vệ sinh răng miệng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
CHÚ Ý: Tinh chất răng miệng GITUS không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc mà chúng chỉ có khả năng hỗ trợ quá trình làm sạch răng miệng, khử mùi hôi răng miệng. Nếu các bé bị hôi miệng nặng, hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn.