-
- Tổng tiền thanh toán:
Ê buốt răng hàm trên là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị thế nào?
Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD Ngày đăng: 25/05/2023
Ê buốt răng hàm trên không chỉ gây ra những khó chịu và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà rất có thể, đó còn là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh nào đó! Trong bài viết hôm nay, HYD sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này!
Tìm hiểu về tình trạng ê buốt răng
E buốt răng là tình trạng thường thấy ở nhiều người hiện nay và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, công việc và giới tính. Biểu hiện của bệnh là người mắc sẽ cảm thấy đau và hơi nhói (hoặc nhói mạnh, buốt) khi ăn, uống các loại đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
E buốt răng có thể xảy ra với mọi vị trí, ê buốt chân răng hàm trên, ê buốt răng cửa hàm trên, ê buốt răng hàm dưới…
Men răng tổn thương làm hở lớp ngà bên trong khiến răng bị ê buốt khi ăn
Xem ngay: Cách chữa viêm amidan bằng lá cây tại nhà hiệu quả
Những nguyên nhân gây ra ê buốt răng hàm trên
Nguyên nhân chính của việc ê buốt răng là do lớp men răng và ngà răng đã bị tổn thương, khi ăn hoặc uống đồ quá lạnh, quá nóng (hoặc thậm chí rít nhẹ qua kẽ răng) cũng sẽ khiến các dây thần kinh bị kích thích và gây ra cảm giác ê buốt.
Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, nhưng có thể liệt kê các nguyên nhân chủ yếu sau:
Lạm dụng nước súc miệng và chai xịt thơm miệng
Sử dụng nước súc miệng và chai xịt thơm là cách hiệu quả và nhanh nhất để giúp hơi thở thơm tho.
Nhưng lạm dụng quá mức lại gây tác dụng ngược, khiến men răng bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng tấn công và làm tổn thương hệ răng lợi hơn.
Sử dụng thực phẩm có chứa nhiều acid
Acid được coi là kẻ thù số 1 của men răng. Với những người thường xuyên sử dụng đồ ăn, uống có chứa acid như đường, sữa, ngũ cốc, nước ngọt… và không vệ sinh, làm sạch răng miệng sau đó sẽ khiến mảng bám tích tụ, gây sâu răng, viêm nha chu, tủy răng bị tổn thương dẫn tới tình trạng ê buốt răng hàm trên hoặc dưới.
Thực phẩm chứa nhiều acid là tác nhân chính gây sâu răng và làm hại men răng
Xem ngay: Viêm lợi uống thuốc gì? Top 5+ thuốc viêm lợi điều trị hiệu quả NHẤT
Vệ sinh răng miệng sai cách
Sử dụng bàn chải có lông quá cứng, đánh răng quá mạnh, đánh răng nhiều lần trong ngày hoặc ngay sau khi ăn là những sai lầm cơ bản trong việc chăm sóc răng miệng.
Điều này không chỉ làm men răng bị hỏng, trầy xước men răng mà còn gây ra các tổn thương cho lợi, khiến việc ê buốt răng hàm trên trầm trọng hơn.
Thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng chặt thường khiến cho 2 hàm răng bị chèn ép và chịu áp lực lớn. Lớp men răng bề mặt sẽ dần bị bào mòn làm hở ngà răng bên trong, đồng thời khiến răng dễ bị kích thích hơn.
Sở thích nhai đá, ăn các đồ cứng
Không ít người có sở thích nhai đá hoặc ăn các loại hạt, đồ ăn cứng mà không biết rằng điều này là cách trực tiếp và nhanh nhất khiến men răng bị phá hủy, thậm chí làm vỡ, mẻ răng, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn do bị ê buốt răng hàm trên hoặc dưới.
Nhai đá, cắn các đồ cứng là thói quen xấu cần bỏ ngay lập tức để bảo vệ răng
Bệnh lý răng miệng
Với những người đang mắc các bệnh lý về răng miệng như tụt lợi, viêm nướu, vỡ, nứt răng… phần ngà răng, chân răng sẽ lộ ra, vụn thức ăn mắc lại và vi khuẩn hoạt động nhiều hơn, tấn công vào hệ thần kinh sẽ gây ra ê buốt răng hàm trên.
Do thực hiện các thủ thuật nha khoa
Một số người sau khi điều trị nha khoa hoặc lấy cao răng, bọc răng giả… sẽ khiến răng tạm thời trở nên nhạy cảm hơn, lúc này khi ăn uống bạn sẽ cảm thấy ê buốt tại vị trí thực hiện hoặc các răng bên cạnh.
Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 2-6 tuần, tùy vào mức độ điều trị của bạn, nên không phải vấn đề đáng lo ngại.
Người vừa thực hiện thủ thuật nha khoa cũng dễ bị ê buốt răng hàm trên
Xem ngay: Bị viêm nướu chân răng uống thuốc gì hiệu quả nhất?
Cách điều trị ê buốt chân răng hàm trên
E buốt răng nói chung có thể điều trị hoặc khỏi hoàn toàn sau một thời gian (tùy theo nguyên nhân). Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh răng miệng khác như sâu răng, viêm nha chu, tụt cổ chân răng…
Để khắc phục và ngăn tình trạng ê buốt răng hàm trên nghiêm trọng hơn, cần chú ý các điều sau:
- Chỉ sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng
- Không đánh răng quá mạnh
- Lựa chọn kem đánh răng hoặc nước súc miệng, tinh chất răng miệng phù hợp với tình trạng ê buốt của răng
- Bổ sung Florua vào các khu vực răng nhạy cảm để tăng cường men răng cũng như giúp giảm đau, ngừa sâu răng
- Loại bỏ các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều acid
- Ăn, uống các loại rau quả nhiều chất xơ, bổ sung thêm với sữa chua, sữa tươi, các loại trà…
- Không đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là sau khi ăn các loại hoa quả, đồ ăn có acid
Với các trường hợp ê buốt nặng do tổn thương, bệnh lý về răng miệng, nên tới các cơ sở nha khoa để được chăm sóc và điều trị chuyên sâu
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng ê buốt răng hàm trên mà nhiều người đang mắc phải. Tin rằng bài viết đã mang lại những kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn.
Xem ngay:
Cách chữa lỗ sâu răng tại nhà hiệu quả và đơn giản
Top 5+ loại thuốc trị hôi miệng tốt nhất hiện nay