-
- Tổng tiền thanh toán:
7 cách chữa nhiệt miệng ở trẻ hiệu quả và an toàn nhất
Bé nhà bạn đang quấy khóc bởi những vết nhiệt miệng sưng tấy và đau rát? Đừng lo lắng, học ngay 7 cách chữa nhiệt miệng cho bé đơn giản tại nhà cùng với HYD dưới đây!
Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE THẾ HỆ MỚI HYD Ngày đăng: 22/07/2022
Nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng không biết làm sao để chấm dứt tình trạng bé bị nhiệt miệng và quấy khóc liên tục. Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng bé sẽ liên tục bị khó chịu, đau rát không thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Do đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như các giải pháp chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả tại nhà qua bài viết dưới đây!
Nhiệt miệng ở trẻ là do đâu?
Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng hoặc nướu răng của bé bị tổn thương dẫn đến sưng đỏ và đau rát. Nhiệt miệng ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
- Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiệt miệng ở trẻ em là bé vô tình bị các vật cứng như bàn chải đánh răng, đũa, đĩa, xương,.. làm tổn thương niêm mạc miệng, bên trong môi, má trong khi sinh hoạt, đánh răng, ăn uống hàng ngày.
- Trẻ gặp phải tình trạng suy giảm miễn dịch do thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin nhóm A, B,.. hoặc do căng thẳng, đang đau ốm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công dẫn đến nhiệt miệng.
- Trẻ bị nhiễm trùng bởi virus Herpes simplex dẫn đến nhiệt, lở loét khoang miệng.
- Trẻ bị sâu răng hoặc mắc các bệnh lý về răng khác như viêm tủy, viêm chân răng, viêm chóp răng,...
- Bình thường trẻ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng dẫn đến nóng trong người gây nhiệt miệng.
- Ngoài ra, cũng có thể trẻ bị dị ứng với một số thành phần của thuốc, các thực phẩm chức năng hoặc thành phần natri lauryl sunfat trong kem đánh răng, trong một số thực phẩm như cà phê, socola, dứa,...
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả và an toàn
Nếu trẻ gặp phải tình trạng nhiệt miệng, lở loét nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa bé đến gặp trực tiếp bác sĩ nha khoa để điều trị. Trong trường hợp bé bị nhiệt miệng nhẹ, các mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây để chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả, an toàn ngay tại nhà.
Tìm hiểu thêm: 10 CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHANH NHẤT
TOP 10 THUỐC CHỮA NHIỆT MIỆNG CỰC NHẠY ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI TIN DÙNG (PHẦN 1)
Cho trẻ uống mật ong để chữa nhiệt miệng
Theo các chuyên gia, sử dụng mật ong là giải pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả để chữa nhiệt miệng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bởi mật ong có khả năng giúp ức chế và tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm gây lở loét, nhiệt miệng.
Ngoài ra, mật ong còn có vị ngọt nhẹ tự nhiên, rất phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ. Bạn có thể sử dụng mật ong để chữa nhiệt miệng cho bé theo 2 cách:
- Cách 1: Sử dụng tăm bông thấm mật ong sau đó chấm trực tiếp lên vết nhiệt miệng của bé. Thực hiện đều đặn khoảng 1 - 2 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ để bé nhanh lành hơn.
- Cách 2: Pha mật ong với nước ấm cho bé súc miệng khoảng 2 lần/ ngày. Lưu ý chỉ sử dụng mật ong trị nhiệt miệng cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
Cho trẻ uống mật ong để chữa nhiệt miệng
Trị nhiệt miệng cho trẻ với nước muối sinh lý
Một trong những điều cơ bản nhất trong quá trình chữa nhiệt miệng là luôn giữ cho khoang miệng của trẻ sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập và làm lay lăn vết lở. Và cách đơn giản nhất để làm điều đó chính là súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc nước muỗi pha loãng.
Nước muối có khả năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập để làm tổn thương vết nhiệt miệng của trẻ. Bạn có thể cho bé súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ ngày cho đến khi vết nhiệt miệng biến mất.
Trị nhiệt miệng cho trẻ với nước muối sinh lý
Súc miệng với nước củ cải chữa nhiệt miệng cho trẻ
Củ cải là loại rau củ có khả năng giải nhiệt tốt cũng như làm lành các vết lở loét răng miệng cực kỳ hiệu quả và an toàn. Bởi củ cải rất giàu các chất vitamin nhóm A và C giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho bé, làm tăng sức đề kháng và chống lại vi khuẩn gây nhiệt miệng. Bố mẹ có thể sử dụng nước ép củ cải để chữa nhiệt miệng cho bé theo 2 cách đơn giản sau:
- Cách 1: Cho bé uống mỗi ngày một ly nước ép củ cải, vừa giúp nhanh lành vết thương vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho bé.
- Cách 2: Nếu bé không quen uống nước ép củ cải thì có thể cho bé súc miệng với nước cốt củ cải pha loãng khoảng 2 - 3 lần/ ngày. Chỉ sau vài ngày thực hiện bạn sẽ thấy vết nhiệt miệng của bé biến mất nhanh chóng!
Súc miệng với nước củ cải chữa nhiệt miệng cho trẻ
Trẻ uống bột sắn dây để chữa nhiệt miệng
Bạn hoàn toàn không cần phải sử dụng đến thuốc trị nhiệt miệng cho bé nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, Thay vào đó, bạn có thể cho bé uống bột sắn dây để giải nhiệt hiệu quả.
Chỉ cần sử dụng một cốc sắn dây mỗi ngày, bé sẽ cảm thấy không còn cảm giác đau rát hay sưng tấy trong khoang miệng. Và chỉ sau 2 đến 3 ngày sử dụng, bạn sẽ bất ngờ khi thấy vết nhiệt của trẻ lành lại nhanh chóng hơn gấp nhiều lần.
Tìm hiểu thêm: TRẺ BỊ HÔI MIỆNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA HIỆU QUẢ, AN TOÀN NHẤT
CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG TỪ BÊN TRONG - CHẤM DỨT HÔI MIỆNG
Trẻ uống bột sắn dây để chữa nhiệt miệng
Cho trẻ uống nước cà chua chữa nhiệt miệng
Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng ở trẻ là do thiếu các chất sắt, kẽm, vitamin, khoáng chất,.. dẫn đến suy nhược cơ thể và giảm sức đề kháng. Do đó, cà chua là thực phẩm vàng trong việc làm mát cơ thể và cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.
Uống từ 1 đến 2 ly nước ép cà chua mỗi ngày sẽ giúp trẻ nhanh chóng quên đi cơn đau rát do nhiệt miệng gây ra. Sau khi vết nhiệt miệng lành hẳn thì các mẹ cũng nên giữ thói quen uống nước ép hằng ngày vì chúng rất tốt cho sức khỏe của trẻ,
Cho trẻ uống nước cà chua chữa nhiệt miệng
Trẻ uống nước cam chữa nhiệt miệng
Cam cũng là một loại trái cây giàu vitamin nhóm B, C và folate tốt cho sức đề kháng của trẻ. Nguồn vitamin dồi dài trong cam sẽ giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ, từ đó tăng khả năng kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, folate có trong cam có chức năng hỗ trợ hình thành tế bào mới giúp làm lành vết nhiệt nhanh chóng.
Vậy nên, mẹ hãy cho bé uống 1 ly nước cam mỗi ngày để vừa tránh mất nước cho trẻ, bổ sung dưỡng chất mà còn giúp trị nhiệt miệng hiệu quả nữa nhé! Bạn có thể thay thế cam, chanh, bưởi,... để đa dạng loại nước ép hàng ngày của trẻ tại nhà.
Trẻ uống nước cam chữa nhiệt miệng
Dùng tinh chất răng miệng GITUS
Ngoài những loại thuốc trị nhiệt miệng cho bé tự nhiên tại nhà nêu trên, bạn có thể tham khảo tinh chất răng miệng GITUS đến từ công ty HYD. Đây là sản phẩm chăm sóc răng miệng an toàn, lành tính và có thể sử dụng cho trẻ em trên 6 tuổi.
Được chiết xuất từ tinh chất hương nhu, bạc hà, trầu không, cây tràm cùng các loại thảo dược tốt khác, GITUS sẽ giúp bé giải quyết hết những tình trạng về răng miệng như: sâu răng, hôi miệng, viêm chân răng, lở loét viêm nướu,.. và đặc biệt là hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
Với khả năng khử khuẩn, loại bỏ những mảng bám trên cao răng do thức ăn thừa để lại, giảm sưng đau, lở loét hiệu quả, GITUS là giải pháp chữa nhiệt miệng cho bé nhanh chóng, an toàn sau vài ngày sử dụng.
Bạn có thể áp dụng 2 cách chữa nhiệt miệng cùng GITUS cho bé như sau:
- Cách 1: Nhỏ 1 giọt tinh chất răng miệng GITUS lên kem đánh răng của bé. Sau đó đánh răng như bình thường khoảng 2 - 3 phút để tinh chất thấm đều và phát huy hiệu quả.
Lưu ý: Chỉ nên nhỏ 1 giọt tinh chất lên bàn chải, nếu lỡ tay làm đổ nhiều tinh chất thì hãy rửa bàn chải và thực hiện lại nhé!
- Cách 2: Pha loãng 1 giọt tinh chất GITUS với 20ml nước sạch, cho bé súc miệng từ 2 - 3 phút và lặp lại như thế 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý nhỏ, Tinh dầu răng miệng GITUS không phải là thuốc mà chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị nhiệt miệng cho bé. Nếu trường hợp bé gặp phải tình trạng bệnh lý răng miệng nghiêm trọng thì cần liên hệ với các bác sĩ nha khoa để thăm khám cùng như điều trị kịp thời.
Tìm hiệu thêm: CHỮA NHIỆT MIỆNG BẰNG MUỐI TIẾT KIỆM MÀ CỰC KỲ HIỆU QUẢ
Những cách phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng tại nhà
Để phòng ngừa trẻ có thể tái phát nhiệt miệng tại nhà, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn loại kem đánh răng cho trẻ không chứa thành phần natri lauryl sunfat.
- Khuyến khích và hỗ trợ trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày, hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải nhẹ nhàng với lực chải vừa phải.
- Đối trẻ nhỏ hơn, nên sử dụng rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho trẻ thường xuyên.
- Cần kiểm tra xem trẻ có đặc biệt dị ứng với loại thức ăn nào không, nếu có thì nên tranh cho món ăn đó vào thực đơn hằng ngày của bé.
- Tạo thực đơn ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất với các nhóm rau xanh, trái cây, chất đạm cho bé.
- Rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ, ăn uống đầy đủ, thói quen súc miệng và vệ sinh răng miệng hàng ngày, ngoài ra nên tập cho bé thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Nếu bé nhà bạn đang bị nhiệt miệng và đã áp dụng hết các biện pháp nêu trên nhưng không có hiệu quả thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị sớm, đảm bảo chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả, dứt điểm.